Vận động và vị trí cơ thể Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ

Ý nghĩa cử chỉ

Thuật ngữ "ý nghĩa nghĩa cử chỉ" (kinesics) được sử dụng đầu tiên vào năm 1952 bởi Ray Birdwhistell, một nhà nhân chủng học nghiên cứu về cách con người giao tiếp thông qua tư thế, cử chỉ, thái dộ và chuyển động. Một phần nghiên cứu liên quan tới làm những bộ phim về con người trong các tình huống xã hội và phân tích họ để chỉ ra những mức độ khác biệt của giao tiếp mà không được nhìn nhận một cách rõ rang. Một vài nhà nhân chủng học khác cũng nghiên cứu về ý nghĩa cử chỉ bao gồm Margaret Mead và Gregory Bateson

Dưới đây là một nghiên cứu về một số khía cạnh của ý nghĩa cử chỉ của khuôn mặt, ánh mắt, cử chỉ, tư thế, chuyển động cơ thể 

  1. Khuôn mặt: Khuôn mặt và đôi mắt là phương tiện giao tiếp bằng cơ thể ấn tượng nhất. Nó có thể mang đến những phản ứng tích cực hoặc tiêu cực. 
  2. Giao tiếp bằng mắt: Đây chính là dạng giao tiếp mạnh mẽ nhất của giao tiếp phi ngôn ngữ. Nó tạo xây dựng nên một mối quan hệ cảm xúc giữa người nói và người nghe.
  3. Cử chỉ: Những chuyển động của cơ thể để diễn đạt cho lời nói.
  4. Tư thế: Những vị trí cơ thể của cá nhân thể hiện những thông điệp đa dạng.
  5. Chuyển động cơ thể: được sử dụng để hiểu những điều mà con người đang giao tiếp thông qua cử chỉ và tư thế của họ.[24]:141

Thông điệp của ý nghĩa cử chỉ tinh tế hơn thông điệp của cử chỉ thông thường.[53]:419 Thông điệp của ý nghĩa cử chỉ bao gồm tư thế, ánh nhìn và chuyển động của khuôn mặt.[53]:419 Ánh nhìn của người Mỹ chỉ đủ gần để họ nhận ra sự có mặt của người khác, người Ả Rập lại có ánh nhìn mạnh mẽ vào mắt của đối phương còn một số người châu Phi tránh ánh mắt của người khác giống như một dấu hiệu của sự tôn trọng đối với cấp trên.[53]:420

Xúc giác: sự tiếp xúc trong giao tiếp

Đập tay là một ví dụ của giao tiếp bằng cách tiếp xúc

Nghiên cứu về xúc giác là nghiên cứu sự tiếp xúc dưới góc độ phi ngôn ngữ và giao tiếp xúc giác là cách mà con người và các loại động vật khác giao tiếp thông qua những tiếp xúc.

Sự tiếp xúc giữa con người có thể được xác định trong giao tiếp bao gồm bắt tay, nắm tay, hôn (má, môi, tay), vỗ lưng, đập tay, vỗ nhẹ vào vai và cọ vào cánh tay. Chạm vào một người có thể bao gồm liếm, nhấc lên, nắm giữ hoặc gãi.[12]:9 Những hành động này được xem như là để "liên kết" hoặc "kể" và có thể gửi những thông điệp thể hiện ý định hay cảm xúc của người giao tiếp cũng như người lắng nghe. Những ý nghĩa được thể hiện thông qua tiếp xúc phụ thuộc sâu sắc vào văn hóa, bối cảnh của tình huống, mối quan hệ giữa những người giap tiếp và cách thức tiếp xúc.[12]:10

Tiếp xúc thực sự là một giác quan quan trọng đối với con người, không chỉ cung cấp thông tin về bề mặt và cấu trúc nó còn là một yếu tố của giao tiếp phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, và thể hiện mức độ thân mật về thể chất. Nó có thể biểu hiện cho tình dục (ví dụ như hôn môi) hay thuần khiết (như ôm hoặc cù).

Tiếp xúc là giác quan được phát triển sớm nhất ở các bào thai. Những trẻ sơ sinh được quan sát cho thấy có sự khó khăn trong duy trì sự sống nếu như không có xúc giác, ngay cả khi thị giác và thính giác vẫn được duy trì. Những em bé có thể cảm nhận qua việc tiếp xúc mặc dù thiếu thị giác hay thính giác dường như vẫn có điều kiện tốt hơn.

Ở loài tinh tinh thì xúc giác phát triển một cách mạnh mẽ. Khi mới sinh, chúng nghe và nhìn rất kém nhưng lại bám rất chặt vào tinh tinh mẹ. Harry Harlow (1958) đã tiến hành một thí nghiệm gây tranh cãi liên quan đến khỉ nâu và quan sát thấy nhưng chú khỉ được nuôi dưỡng bởi một "bà mẹ vải lông", một máy cho ăn được bọc bởi loại vải long mềm mang đến những khích thích và thoải mái tới xúc giác ở một mức độ nhất định. Những chú khỉ có ba mẹ thực sự được đánh giá là có cảm xúc ổn định hơn nhiều giống với khỉ trưởng thành hơn là những chú khỉ với "bà mẹ vải lông". 

Sự tiếp xúc được xem là khác nhau giữa nước này với nước khác và mức độ chấp nhận của xã hội cũng đa dạng giữa các nền văn hóa (Remland, 2009). Ví dụ như trong văn hóa Thái Lan, chạm vào đầu của một người có thể bị coi là thô lỗ. Remland và Jones (1995) nghiên cứu những nhóm giao tiếp đã tìm ra rằng tiếp xúc hiếm khi xảy ra hơn tại Anh (8%), Pháp (5%) và Hà Lan (4%) so với Ý (14%) và Hy Lạp (12,5%).[54] Đập, kéo, đẩy, véo, đá, bóp cổ và đấu tay đôi là những dạng tiếp xúc lạm dụng thể chất. 

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ http://journals.cambridge.org.proxy2.lib.uwo.ca/ac... http://adiloran.com/ODTU-isletme/FirstImpressions.... http://www.brighthubpm.com/monitoring-projects/851... http://brktrail.com/bodylanguage/ http://www.digitaldreamart.com/storage/Gentlemen.p... http://www.forbes.com/sites/learnvest/2012/04/03/w... http://www.gcastrategies.com/booksandarticles/62/c... http://www.globepequot.com/knack_body_language-978... http://sites.google.com/site/nonverbalcommunicatio... http://www.kevinhogan.com/downloads/8Mistakesp.pdf